Chi phí định cư Nhật Bản là bao nhiêu
Trong những năm gần đây Nhật Bản luôn được đánh giá là điểm đến đầy tiềm năng của rất nhiều du học sinh hay người lao động Việt. Phần đa mọi người khi đến Nhật Bản đều có mong muốn được ở lại định cư lâu dài để hưởng những điều kiện sống tuyệt vời tại xứ sở Phù Tang. Song không phải ai cũng nắm rõ những thông tin về điều kiện, thủ tục hay chi phí định cư Nhật Bản. Hiểu được điều đó, trong bài viết này Á Đông sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin mới nhất về chi phí định cư Nhật Bản, hãy cùng theo dõi.
Định cư Nhật Bản được hiểu đơn giản là việc bạn quyết định lựa chọn sinh sống và làm việc tại đất nước này một cách lâu dài. Tuy nhiên với một quốc gia phát triển như Nhật Bản thì tỷ lệ người xin định cư khá cao. Do vậy, chính phủ nước này cũng đưa ra những chính sách xét hồ sơ visa định cư, vĩnh trú, nhập tịch… khác nhau cho từng đối tượng có nguyện vọng sinh sống tại Nhật Bản. Du học sinh cũng là đối tượng được xét duyệt nên sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Đại học bạn hoàn toàn có cơ hội định cư tại đây.
Để định cư các bạn cần xin việc làm và được công ty giữ lại hoặc có kế hoạch ở lại Nhật, tìm kiếm cơ hội công việc phát triển tương lai một cách lâu dài. Sau đó bạn có thể làm đơn xin visa định cư, vĩnh trú hoặc nhập tịch.
Chi phí định cư Nhật Bản
Phí làm hồ sơ
Thông thường, để định cư Nhật Bản công dân nước ngoài có thể lựa chọn một trong hai hình thức xin visa vĩnh trú hoặc nhập tịch. Trong đó:
- Đối với những du học sinh muốn là xin visa vĩnh trú sẽ phải trả một khoản phí là 8000 yên (nếu hồ sơ được chấp nhận)
- Với những trường hợp lựa chọn định cư lâu dài tại Nhật Bản bằng hình thức nhập quốc tịch sẽ không mất khoản phí nào, tuy nhiên điều kiện xét duyệt lại có phần khắt khe hơn.
So với xin định cư bằng hình thức xin visa vĩnh trú thì nhập quốc tịch không có quá nhiều khác biệt về quyền lợi. Điểm khác biệt lớn nhất là vĩnh trú thì người nước ngoài được giữa quốc tịch của đất nước Nhật Bản (tức là có thể giữ song song 2 quốc tịch Việt Nam, Nhật Bản). Còn nhập quốc tịch là sẽ hoàn toàn trở thành công dân Nhật bản (bỏ quốc tịch Việt Nam).
Phí sinh hoạt tại Nhật Bản
Trong chi phí định cư Nhật Bản, chưa có một thống kê chính xác nào về số tiền phải trả cho chi phí cuộc sống tại đất nước này. Bởi nhu cầu chi tiêu của mỗi người là khác nhau, dưới đây là những khoản phí cơ bản do Á Đông tổng hợp bạn có thể tham khảo:
- Thuế thu nhập cá nhân: Sống tại Nhật Bản bạn sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân, khoản tiền này sẽ được trừ thẳng vào lương hàng tháng. Tùy từng khu vực và ngành nghề mức thuế này sẽ có sự khác nhau, giao động trong khoảng 1000-2000 yên/ tháng.
- Phí bảo hiểm: với những người sang Nhật Bản để đi xuất khẩu lao động sẽ phải đóng từ 2-3 loại bảo hiểm gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí… tổng phí bảo hiểm khoảng tử 15.000-20.000 Yên/ tháng. Tuy nhiên, khoản tiền này sẽ được trả lại nếu như bạn hết hạn hợp đồng và về nước trong khoảng thời gian 6 tháng.
- Tiền nhà ở và đi lại: chi phí tiền nhà ở cho cuộc sống tại Nhật Bản sẽ khác nhau tùy theo từng khu vực và loại hình nhà. Nếu bạn tự thuê ngoài một mình hoặc cùng bạn bè thuê thì chi phí sẽ dao động từ 15.000 – 50.000 yên/ tháng. Các khu vực thủ đô Tokyo và các thành phố lớn như Osaka, Hokkaido… sẽ có giá thuê nhà cao hơn. Cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí nhà ở tại Nhật Bản cho du học sinh mới đi làm là nên chọn những thành phố cạnh hay các khu vực xung quanh. Với việc đi lại bạn có thể sử dụng các phương tiện công cộng (bên Nhật chủ yếu sử dụng xe đạp, tàu điện)
- Tiền ăn uống: chi phí ăn uống so với các quốc gia khác thuộc diện khá đắt đỏ, trung bình khoảng 30.000 yên/ tháng. Chi phí điện nước, gas, nấu nướng khoảng 10.000 yên/ tháng.
Tổng cộng chi phí bắt buộc hàng tháng sẽ hết khoảng 70.000 – 80.000 yên/ tháng.
Chi phí định cư Nhật Bản ở tỉnh, thành phố nào đắt đỏ nhất?
Cũng giống như ở Việt Nam, tại Nhật Bản chi phí định cư ở mỗi thành phố sẽ có sự khác nhau, các thành phố lớn sẽ có mức sinh hoạt phí cao hơn thành phố nhỏ từ 30-50%. Một trong những cái tên có chi phí định cư Nhật Bản đắt đỏ nhất phải kể đến Thủ đô Tokyo. Tuy nhiên, tương đương với mức sinh hoạt đắt thì mức lương tại đây cũng là cao nhất ở Nhật Bản. Với mỗi giờ làm việc được chính phủ quy định trả công ít nhất 952 Yên, tức là nếu một tháng bạn làm đủ 24 ngày công mức lương bạn nhận được sẽ là 182.000 Yên (khoảng 37 triệu VNĐ). Đây mới chỉ là khoản lương cơ bản, ngoài khoản tiền này bạn còn được tính giờ công làm thêm.
Điều kiện xin định cư Nhật Bản
Định cư diện xin visa vĩnh trú
Việc xin định cư dài hạn tại Nhật Bản không phải là một chuyện dễ dàng, bạn cần phải đáp ứng được tất cả các điều kiện mà chính phủ Nhật Bản quy định mới có thể làm thủ tục định cư và sinh sống dài hạn tại đây. Cụ thể đối với định cư theo diện visa vĩnh trú điều kiện gồm có:
- Đương đơn là người sống 10 năm liên tiếp tại Nhật và đã đi làm khoảng 5 năm trở lên theo điều kiện của visa đi làm.
- Hoặc đương đơn có vợ hoặc chồng là người Nhật đã có thời gian kết hôn là 3 năm trở lên và có hơn 1 năm sinh sống tại Nhật Bản.
Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo chấp hành luật pháp Nhật một cách tuyệt đối không có tiền sử gây rắc rối, tổn thất kinh tế trong quá trình sinh sống tại Nhật bản. Đương đơn có khả năng độc lập tài chính, đem lại ích ích cho đất nước nhật, đóng thuế đầy đủ và không mắc các bệnh truyền nhiễm.
Định cư diện nhập quốc tịch
- Đương đơn đã sống tại Nhật từ 5 năm trở lên và có visa đi làm ít nhất 3 năm liên tục trở lên
- Hoặc là người đã kết hôn 3 năm với người nhật, có hơn 1 năm sinh sống liên tục tại đây. Trường hợp này sẽ dễ dàng xin định cư hơn nếu đương đơn có con trong khoảng thời gian sinh sống tại Nhật.
Hồ sơ xin định cư Nhật Bản 2022
Ngoài chi phí định cư Nhật Bản, thủ tục hồ sơ cũng là một trong những vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Dưới đây là những liệt kê chi tiết về giấy từ xin định cư theo từng diện bạn có thể tham khảo:
Hồ sơ xin định cư Nhật diện visa vĩnh trú:
- Đơn xin cấp vĩnh trú
- Thư bảo lãnh
- Ảnh thẻ 3*4
- Giấy tờ chứng minh thu nhập và đóng thuế trong 1 năm gần nhất
- Giấy tờ chứng minh thu nhập của người bảo lãnh
- Passport
- Giấy chứng nhận tư cách lưu trú…
Những trường hợp nhờ người khác nộp hồ sơ cần có thêm các loại giấy tờ như thẻ cư trú, giấy chứng minh pháp lý do cơ quan, tổ chức chính phủ cấp…
Hồ sơ xin nhập quốc tịch Nhật:
- Bản viết tay bằng tiếng nhật nêu lý do muốn nhập tịch
- Đơn xin nhập tịch theo mẫu sẵn
- Hồ sơ cá nhân có nêu rõ, trong đó có đầy đủ thông tin về các thành viên trong gia đình, mô tả hoạt động kinh doanh hoặc cách bạn duy trì cuộc sống bên Nhật)
- Mô tả quá trình cư trú tại Nhật
- Giấy chứng nhận việc làm và các văn bằng liên quan
- Giấy tờ chứng nhận quốc tịch
- Các loại hóa đơn, giấy tờ đóng thuế
- Nếu đương đơn là chủ doanh nghiệp cần có thêm giấy đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận tài sản (bất động sản, tiền gửi ngân hàng, chứng khoán…)
- 02 Ảnh thẻ 5×5 chụp không quá 6 tháng gần đây
- Ảnh có đầy đủ các thành viên trong gia đình 02 cái
- Các giấy tờ khác trong trường hợp Bộ tư pháp yêu cầu bổ sung
Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Á Đông về “Chi phí định cư Nhật Bản”. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0911 086 555 để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!