Học nghề ở Đức: Sự thật!
Còn lại chia sẻ này có khoảng 4 năm 5 năm trước
Chúng tôi xin gửi đến các bạn những thông tin quan trọng và cần thiết mà các bạn cần phải biết trước khi quyết định sang Đức du học nghề.
Chúng ta vẫn thường nghe mọi người nói về đào tạo nghề ở Đức là đứng đầu thế giới, và học nghề ở Đức còn có Lương. Nghe như vậy thì quá là hoàn hảo cho những học sinh, sinh viên VN chúng ta rồi. Vậy Sự thật là như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu vấn đề này.
Trước tiên chúng tôi xin khẳng định với các bạn việc học nghề ở Đức có lương là đúng sự thật. Tùy theo nghành nghề mà có mức lương khác nhau theo quy định của pháp luật. Và đào tạo nghề ở Đức là tốt nhất thế giới. Người ta gọi là “Dual System” tức là vừa học lý thuyết và học thực hành ở những nhà máy đang hoạt động sản xuất, những bệnh viện hoặc nhà hàng đang hoạt động kinh doanh…Chính vì thế mà học sinh khi ra trường thường làm việc được ngay. và ít khi bị thất nghiệp như sinh viên đi học đại học.
Vậy tại sao việc học nghề ở Đức tốt như vậy mà những người nước ngoài ở các nước đang phát triển lại có thể xin được một xuất học trên đất nước họ. Chúng tôi xin phân tích dưới đây cho các bạn hiểu rõ vấn đề.
Hằng năm bộ lao động liên bang Đức đều có đánh giá thống kê và đưa ra một danh sách những nghề ưu tiên dành cho người nước ngoài. Sự thật là những ngành nghề mà người ta dành cho người nước ngoài có thể xin giấy phép cư trú để theo học, là những nghành nghề mà nước Đức không có đủ học sinh theo học. Do đó trong tương lai là sẽ bị thiếu hụt trầm trọng.
Lý do những nghành nghề này không có người học là nghề đó quá vất vả mà lương lại thấp. Những người Đức xịn, theo luật pháp Đức quyền tối thiểu của họ là phải có cơm ăn, áo mặc, có nhà ở, và trẻ con phải được học hành. Tất cả nhà nước đều chi trả hết. Những người đi làm những nghề trên lương tính ra chẳng hơn được bao nhiêu so với số tiền nhà nước trả khi họ ăn xã hội mà lại phải làm việc vất vả nên không ai muốn học.
Lương được trả hàng tháng cũng thường là không đủ sống, bạn phải xác định là thêm vào đó khoảng 200 € đến 300 € một tháng nữa mới đủ. Đấy là chưa kể những trường hợp các bạn học sinh bị hàng tháng trừ thẳng vào lương từ 80 € đến 150 € những loại phí gì đó mà các học sinh vì mới sang nên không hiểu (những học sinh này nhờ VP giải quyết nên VP mới biết việc đó)
Trừ những ngành nghề mà có Lương cao ra, chẳng hạn như nghề chăm sóc người già lương là khoảng 956 €, nghề điện khoảng 814 €, nghề vận tải đường sắt, lái tàu khoảng 732 €…cho năm học nghề đầu tiên và tăng lên trong những năm tiếp theo là các bạn có thể yên tâm học nghề mà không phải lo làm thêm…
Bên cạnh những ngành nghề ưu tiên cho người nước ngoài, một số nghành nghề khác học sinh, sinh viên nước ngoài cũng có thể xin học được. Đó là ở những thành phố tỉnh lẻ mà tiếng Việt chúng ta vẫn thường gọi là “nơi khỉ ho cò gáy”. Những nơi đó ít người sinh sống, nên khi có người xin học thì thành phố họ có thêm nguồn thu nhập từ ngân sách nhà nước cũng như thúc đẩy mức chi tiêu của người dân trong thành phố khi có thêm người mang tiền đến đó sinh sống. Do đó sở ngoại kiều địa phương cũng cấp giấy phép cư trú dễ dàng hơn so với những thành phố khác.
Ở những thành phố nhỏ này việc xin làm thêm là hầu như không thể. Nên các bạn phải chú ý, các cơ sở du học cứ nói là làm thêm …5 đến 8 € trên/h. Nhưng chỉ có thể kiếm được ở những thành phố lớn mà thôi.
Một điều quan trọng mà mọi người cần chú ý. Đó là giấy phép cư trú của một người đi học nghề luôn được cấp đi kèm với cơ sở nơi người đó học nghề. Nếu hủy hợp đồng là giấy phép cư trú sẽ hết hiệu lực. Nên những ai có ý định cứ sang được nước Đức đã rồi sau đó sẽ chuyển vê thành phố khác nơi có người thân… để xin học nghề thì phải lưu ý.
Hợp đồng học nghề với nơi dạy nghề theo quy định của pháp luật Đức, cũng là một hợp đồng lao động và được bảo đảm theo luật lao động của Đức. Trong hợp đồng học nghề sẽ có thời gian học thử (ca. 04 tháng), trong thời gian này nếu học sinh chất lượng quá kém không đáp ứng được cho việc học, cơ sở dạy nghề có quyền cắt hợp đồng bất cứ khi nào mà không cần phải nêu lý do (theo luật quy định). Các học sinh cần phải chú ý để cố gắng hết sức trong thời gian này.
Nguồn: Du học nghề Đức không phải màu hồng